Quá trình bứng cây là một chuỗi công việc cần người dùng phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn để có thể tiến hành cắt tỉa cây, bứng cây và trải qua một chuỗi công việc dài gồm chăm sóc cây và điều chỉnh lượng nước, lượng ánh sáng cho cây như thế nào là phù hợp. Dưới đây là giải pháp bứng và vận chuyển cây với 8 lưu ý kỹ thuật từ Oshima.
Nội dung bài viết
8 LƯU Ý KỸ THUẬT KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY
Nên chú ý đến hướng cây mọc như thế nào
Trước khi tiến hành bứng cây bạn luôn phải để ý đến liệu rằng cây mọc theo hướng nào. Mặt nào, nhánh nào của cây mọc tại hướng Đông thì khi bứng về cũng phải đặt theo hướng Đông. Còn mé cây nào mọc theo hướng Tây thì khi về cũng phải đặt theo đúng hướng cây. Điều này sẽ giúp không bị xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây và gây rối loạn khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Nếu như tiến hành bứng nhiều cây cùng một lúc, vậy thì cần đánh dấu một hướng là Đông hoặc Tây để giúp bạn dễ nhận biết trước khi đặt cây trồng tại khu vực mới, chẳng hạn như vườn nhà.
Nhiều người khi tiến hành bứng cây đã không chú ý kỹ đến hướng cây mọc nên dẫn đến việc dù bỏ công sức chăm sóc rất kỹ lưỡng nhưng cây vẫn chết và không có khả năng sống được mà không hiểu lý do tại sao.
Tiến hành tỉa cành, cắt đọt non và nhặt lá
Trước khi tiến hành bứng cây, bạn cần cắt tỉa hết cành non, đọt non và lá non của cây. Và cũng có thể tiến hành cắt cành, tạo dáng cho cây vào giai đoạn này cũng được.
Bạn có thể cắt bỏ qua khỏi phần cành bánh tẻ (là đoạn cành nửa già, nửa non) rồi tiến hành tỉa bớt lá, chỉ để lại một ít lá già giúp cây quang hợp và hô hấp.
Cây mới bứng sẽ bị cắt hết rễ nên khả năng hút nước sẽ kém đi nên bạn phải nhặt lá để cho cây bớt xảy ra tình trạng thoát nước từ trong thân, không bị mất nước một cách đột ngột cũng như tốn chất dinh dưỡng nuôi lá và cành non. Ngoài ra việc này cũng giúp quá trình vận chuyển gọn gàng và nhẹ nhàng hơn.
Cách cắt rễ cây trước khi bứng
Trước khi bứng cây phải định hình chậu hoặc nơi trồng xem diện tích như thế nào để có thể chừa phần rễ cho phù hợp. Cũng như khi bứng cây bầu to hay nhỏ đều phụ thuộc vào đường kính của thân cây.
Nếu cây nhỏ thì cắt rễ cách phần gốc khoảng chừng 20cm. Còn nếu cây lớn thì cắt phần rễ cách phần gốc lớn hơn, khoảng từ 50 đến 60cm. Khi bứng cây nếu gặp rễ nhỏ thì nên lấy kéo cắt cành để cắt, còn rễ lớn thì nên dùng cưa để cắt.
Và lưu ý rằng khi cắt phải cắt đầu rễ cho thật ngọt, tránh để rễ bị dập hoặc trầy xước. Ngoài ra cũng không nên chặt rễ vì hành động này có thể khiến rễ cây bị dập, dẫn đến tình trạng thối rễ.
- Nếu như đoạn rễ nào bị dập thì hãy cắt bỏ bớt đoạn dập đi và giữ lại rễ cám càng nhiều càng tốt, bởi đây là rễ có thể hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cân bằng nước trong thân cây nhanh hơn.
- Đối với đoạn rễ cây lớn thì bôi keo liền da cho rễ đó để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa. Khi bôi nên bôi ở phần lõi cứng bên trong rễ, tránh bôi phần phía ngoài cũng như khi mang về nên tưới thuốc kích thích cho rễ cây.
- Và trong quá trình vận chuyển, nếu rễ bị trầy, dập thì trước khi bỏ vô chậu hoặc chôn xuống đất phải tiến hành cắt lại, rồi bôi thuốc kích thích ra rễ. Và lưu ý tuyệt đối không phun thuốc cho cây vì cây mới nhặt lá xong.
Đắp mô đất, quây bầu
Đối với các loại cây mới bứng về thì tốt nhất bạn nên trồng cây nổi trên mặt đất, tránh trồng trực tiếp xuống đất. Bạn có thể dựng cây trên mặt đất, sau đó neo giữ cây bằng cây chống hoặc dây giữ.
Lưu ý nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bầu cây khiến rễ cây bị khô.
Bạn cũng có thể giữ ẩm cho phần rễ cây bằng cách quây bầu bằng tro, trấu hoặc xơ dừa. Nếu không có các loại này thì bạn cũng có thể dùng bao bạt để che lấy phần bầu cây.
Lưu ý nên tưới nước vừa đủ cho bầu cây, không tưới quá nhiều để tránh bị úng rễ cũng như không tưới quá ít vì có thể khiến rễ bị khô.
Còn nếu bạn đặt cây vô chậu liền thì chậu được lựa chọn phải là loại có thể thoát nước tốt để tránh tình trạng đọng nước gây úng rễ, cây sẽ không sống được.
Chú ý tưới lượng nước vừa phải cho cây vừa bứng
Nhiều người khi bứng cây về trồng họ thường có thói quen tưới rất nhiều nước cho cây. Chính điều này đã khiến cây bị dư nước dẫn đến việc héo cây.
Nếu tưới nước cho các cây vừa được bứng, bạn nên tưới một lượng nước vừa đủ, không quá ướt mà cũng không quá khô.
Đối với những loại cây có thân mọng nước như sứ, xương rồng,… vậy thì bạn không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu tiên. Bạn cũng có thể nhìn phần đất bầu cây mà cân đối lượng nước tưới cho cây như thế nào là hợp lý.
Nắng vừa đủ cho cây
Đối với các loại vừa được bứng về trồng, bạn nên hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng hoàn toàn vào thân cây, đặc biệt là nắng trưa và chiều. Bạn có thể che chắn khoảng 50% ánh sáng cho cây là được. Không nên che quá nhiều bởi cây thiếu ánh sáng cũng không tốt tí nào.
Bạn cần đóng các loại trụ giữ cây hoặc dùng dây chằng giữ các cây mới trồng để cây được ở yên một vị trí cố định, không bị ảnh hưởng bởi gió, trẻ nhỏ hay gia súc khiến cây bị lung lay để tránh tình trạng đầu rễ mới nhú bị gãy, dập và không phát triển được.
Không dùng phân khi bứng cây
Các loại cây khi vừa được bứng về sẽ đều có phần rễ cây bị đứt hoặc gốc bị trầy sướt. Vì thế nên bạn không nên dùng bất kì loại phân vô cơ hoặc hữu cơ nào để tránh làm thối gốc rễ.
Nếu bón phân vô cơ sẽ có thể gây sót rễ, khiến rễ mới không mọc được và phân hữu cơ sẽ khiến quá trình phân huỷ tạo ra khí độc và nhiệt làm cho rễ cây bị thối.
Khi cây chưa ra lá hoặc lá còn non, bạn cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối không dùng bất kì loại phân bón vô cơ nào, trừ thuốc kích thích ra rễ để kích thích sự phát triển của rễ cây.
GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY BẰNG MÁY BỨNG CÂY OSHIMA
Máy bứng cây Oshima MBC 63
Máy bứng cây Oshima được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, thân máy chắc chắn dễ thao tác. Lưỡi bứng gốc dạng lưỡi răng cưa sắc bén, chất liệu thép không gỉ, lưỡi dao xọc sắc bén, được gắn với thân máy qua 2 chốt chắc chắn. Máy dùng xăng với kiểu giật nổ giúp bạn làm việc ở mọi nơi mà không cần nguồn điện.
Phần tay cầm thiết kế chắc chắn, tay ga ngay trên tay cầm giúp người sử dụng tắt mở dễ dàng và thuận tiện để khi máy hoạt động với lực xoắn tối đa 2.3Nm, lực va đập 60J bạn cũng không cảm thấy khó khăn. Máy có tốc độ 9.000 vòng/phút, công suất 2.400W, tốc độ bộ Col 2.800 vòng/phút (± 200 vòng/phút) cho thao tác bứng gốc cây nhanh gọn. Seri máy kiểm soát bào hành tiện lợi bằng kích hoạt tem bảo hành điện tử được bảo hành toàn quốc tại các đại lý hoặc các hệ thống nhượng quyền Oshima trên toàn quốc.
- Thiết kế chuyên dụng bứng cây.
- Cấu tạo gọn nhẹ, thao tác linh động, tính cơ động cao.
- Thường dùng bứng bầu cây vào chậu ở những vùng chuyên canh hoa mai, đào, cây cảnh.
- Có thể cắt rễ lớn nếu gặp phải.
- Lưỡi cắt sắc bén, không gỉ sét.
- Lọc gió bằng dầu dài giúp máy vận hành tốt trong môi trường bụi.
Máy bứng cây Oshima MBC 63 trang bị tay cầm Embrayage an toàn khi sử dụng, động cơ hộp đứng truyền lực dễ sử dụng không cần hộp số, bộ nhông truyền bằng thép hợp kim cứng chống mài mòn.
Xem thêm: Các sản phẩm máy bứng cây tại đây.
Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến giải pháp bứng và vận chuyển cây và sản phẩm máy bứng cây Oshima, hãy gọi cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ kể cả khi bạn không có nhu cầu mua sản phẩm. Bài viết trên đã tóm tắt lại toàn bộ giải pháp bứng và vận chuyển cây bằng sản phẩm mà bạn cần lưu ý. Hy vọng có thể giúp ích cho công việc của bạn.
>>>>> XEM THÊM: QUY TRÌNH GIẢI PHÁP BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY
bình xạ phân bình xịt 3 xạ bình xịt điện bình xịt động cơ bón phân bắp chăm sóc nhà cửa chăn nuôi covid19 Công nghiệp diệt muỗi dụng cụ gieo sạ lúa giải pháp bón phân cây giải pháp phun thuốc trừ sâu hướng dẫn sửa chữa hướng dẫn sử dụng kéo tỉa cành máy bơm nước máy bứng cây máy cưa kiếm máy cưa xích điện máy cắt cỏ máy cắt sắt máy hàn máy khoan máy khoan pin máy khoan đất máy nén khí máy phun khói máy phát điện máy siết vít máy sạc cỏ máy thổi lá máy xạc cỏ máy xịt rửa máy xới đất máy đào bồn ngô nông nghiệp Oshima Phun thuốc trừ sâu phun xịt khử trùng quản lý cỏ dại xây dựng