Trong quá trình nuôi trồng bà con có thể muốn di dời các loại cây đến vị trí khác có đất tốt hơn thì hãy theo dõi quy trình giải pháp bứng và vận chuyển cây của Oshima.
Nội dung bài viết
QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật bứng cây
Ưu điểm:
- Là phương pháp giúp di chuyển các loại cây có gốc rễ lớn và cắm sâu xuống lòng đất dễ dàng và thuận lợi
- Có thể vận chuyển được số lượng cây nhiều hơn và gọn hơn, không cồng kềnh
- Ít mất nhiều thời gian hơn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác
- Ít tốn nhiều nhân công
Nhược điểm:
- Dễ gây chết cây nếu không biết chăm sóc đúng cách sau khi bứng cây đem đến khu vực khác để trồng
Những quy trình trong cách bứng cây là gì?
Trước khi thực hiện các bước trong việc bứng cây, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi bứng cây phải đào hố, chuẩn bị sến đất để khi cây vừa được đưa về là có thể trồng được ngay. Bởi cây khi đã đào lên thì càng để lâu cây sẽ càng khó sống. Cũng như tuyệt đối không đào bới cây vào những ngày trời có mưa to hoặc thời tiết oi bức cũng như se lạnh.
- Không đánh cây ngay lập tức mà nên đào xung quanh gốc cây. Sau đó cắt khoảng ¾ số rễ cây rồi dừng lại, bón thêm phân hoại rồi lấp đất đầy vào gốc cây và giữ ẩm cho đất một thời gian, trong khoảng từ 1 cho đến vài tháng. Kế đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng di chuyển cây lên phương tiện vận chuyển.
- Không bứng cây ngay đợt cây đang ra tược và đọt non.
- Đất cát đa phần rất khó bứng bầu nên khi thực hiện bước này phải cẩn thận.
- Nếu không may bầu đất bị bể thì khi trồng phải dùng đất đen, nhão hoặc đắp vào gốc cây, sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh là NAA thì cây mới có khả năng sống.
Sau khi đã đọc kĩ những lưu ý như trên, vậy thì bạn có thể thực hiện bứng cây theo những quy trình gồm các bước như sau:
Chọn thời điểm bứng cây phù hợp
Nếu như bạn muốn di dời một gốc cây nào đó, trước hết bạn cần phải quan sát khả năng sinh trưởng của cây trước khi quyết định bứng lúc nào là phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn bứng cây khi cây bước vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không tiến hành bứng các loại cây đang sung mãn, có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt là những loại cây đang ra nhiều lá lụa.
Cắt tỉa cây
Khi tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên hạn chế cắt tỉa phần lớn các cành lá. Tuy nhiên bạn vẫn nên chừa lại cho lá thở, đặc biệt là những loại cây lá kim như cây phi lao,… để giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời tạo sự cân bằng sinh khối cho cây. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cắt tỉa, tạo hình dáng cho cây vào giai đoạn này.
XEM THÊM: GIẢI PHÁP CANH TÁC CÂY XANH ĐÔ THỊ: TẠO HÌNH CÂY BẰNG KÉO TỈA CÀNH OSHIMA
Cách bứng cây
Sau khi đã tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật bứng cây. Bầu đất của cây nên có đường kính gấp khoảng 2-3 lần so với đường kính gốc.
Sau khi vận chuyển cây về, bạn nên kiểm tra và gỡ những phần đất đã bị vỡ ở bầu đất trong quá trình vận chuyển, sau đó nên kiểm tra đầu rễ của cây và cắt tỉa phần rễ thêm một lần nữa.
Đối với những vết cắt lớn, bạn cần bôi thuốc và khi cắt, phải cắt thật ngọt, tránh để dập rễ vì nếu như thế sẽ khiến rễ cây dễ mắc các bệnh do vi sinh vật tấn công.
Chăm sóc cây tại vườn ươm
Bạn có thể thực hiện việc chăm sóc cây vừa được bứng tại vườn ươm bằng cách trùm, ủ rơm hoặc sử dụng bất kì vật dụng nào có tác dụng giúp cây tránh gió và giữ ấm cho thân cây cũng đều được cả.
Bên cạnh đó, bạn cần thiết kế bồn để chăm sóc cây và dùng chất trồng là những giá thể thô như tro, cát hạt to hoặc các giá thể thô khác với mục đích tạo điều kiện thông thoáng để rễ cây có thể phát triển. Tuyệt đối không trộn phân hữu cơ hoặc vô cơ vào giá thể để trồng cây.
Ngoài ra, khi chăm sóc cây bạn cũng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tình trạng tưới quá ít hoặc quá nhiều.
Khi cây đã ra được khoảng 3-4 cặp lá, bạn có thể phun nhẹ phân vì trong giai đoan này, cây cần được bổ sung thêm chất đạm với nồng độ là 1g/1 lít nước. Không bón cao hơn vì có thể gây cháy lá.
Và khi cây đã ra được đợt lá thứ 2 thì bạn có thể dùng thuốc kích thích có nồng độ khoảng chừng 10ppm NAA vì trong giai đoạn này, rễ cây đã hình thành và chất điều hoà sinh trưởng NAA có khả năng kích thích cây ra rễ. Và vào khoảng 3 tháng sau bạn có thể tiếp tục bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục cho cây.
Tiến hành đưa cây ra công trình, sân vườn
Khi trồng cây để đưa ra công trình, bạn không nên bứng các loại cây từ vườn ươm khi cây đang trong giai đoạn phát triển và ra nhiều lá con. Trong trường hợp cây đã ra được một số ít lá non, bạn nên bấm bỏ tối thiểu ít nhất hai tuần trước khi trồng.
Chọn hố trồng cây
Nếu bạn tiến hành chọn hố trồng cây xét theo mực nước ngầm thì bạn có thể chọn vị trí có độ sâu thích hợp. Đối với mực nước ngầm cao thì không nên đào hố, chỉ cần đắp mô là được.
Chất trồng cây trong giai đoạn này cũng tương tự như khi bạn dùng để chăm sóc cây khi vừa mới bứng ở giai đoạn đầu tiên. Lưu ý rằng chất trồng của cây cần khô, thoáng và tuyệt đối không trộn phân ở giai đoạn này.
Chất trồng đầu tiên là đá mi hoặc xà bần, kế đến là tro cát và cuối cùng là đất. Bạn có thể đặt bầu cây vào hố, đổi với bầu cây sâu quá thì ½ chiều cao bầu nằm dưới hố và ½ chiều cao bầu cây nằm ở trên. Trường hợp này lưu ý rằng nên đắp mô và phủ thêm các loại chất trồng như tro và cát.
Tưới nước và chăm sóc cây
Sau khi đã trồng cây vào hố chuẩn bị sẵn, bạn hãy tưới nước xung quanh cây. Lưu ý rằng nên tránh không tưới cho cây quá ướt. Sau đó khoảng 3 giờ, gạt khoảng 5-6 cm đất phần mặt để kiểm tra.
Bạn có thể bốc lên bóp mạnh, nếu ướt tay thì là thừa nước, còn không ướt tay thì là vừa đủ hoặc chất trồng bị vỡ vụn thì là đất quá khô. Lưu ý rằng bạn không nên tưới cây vào buổi chiều vì nếu tươi vào thời điểm này sẽ khiến chất trồng giữ ẩm lâu, khiến nhiệt độ hạ thấp.
Và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây (đối với khí hậu nước ta, rễ cây thường phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25*C trở lên) và khiến cây dễ bị các loại nấm bệnh tấn công.
Và sau khi cây đã ra lá và bung đọt non, bạn có thể tiến hành bón phân vô cơ trong giai đoạn này. Phân vô cơ chủ yếu là loại phân đạm với tỉ lệ 1g/ 1 lít nước. Sau một tháng khi cây bung đọt non, bạn có thể tăng nồng độ lên thành 2g/ 1 lít nước.
Và khi cây đã trưởng thành cần bón phân lân, sau đó là phân kali với tỉ lệ khoảng từ 2 đến 4g/ 1 lít nước. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp bón cùng với phân hữu cơ để giúp cây phát triển tốt hơn.
Trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần lưu ý tránh để các loại sâu bệnh tấn công cây và nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng đủ và hợp lý, tránh dùng quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây hại cho cây trồng.
GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY BẰNG MÁY BỨNG CÂY OSHIMA
Máy bứng cây Oshima MBC 63
Máy bứng cây Oshima được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, thân máy chắc chắn dễ thao tác. Lưỡi bứng gốc dạng lưỡi răng cưa sắc bén, chất liệu thép không gỉ, lưỡi dao xọc sắc bén, được gắn với thân máy qua 2 chốt chắc chắn. Máy dùng xăng với kiểu giật nổ giúp bạn làm việc ở mọi nơi mà không cần nguồn điện.
Phần tay cầm thiết kế chắc chắn, tay ga ngay trên tay cầm giúp người sử dụng tắt mở dễ dàng và thuận tiện để khi máy hoạt động với lực xoắn tối đa 2.3Nm, lực va đập 60J bạn cũng không cảm thấy khó khăn. Máy có tốc độ 9.000 vòng/phút, công suất 2.400W, tốc độ bộ Col 2.800 vòng/phút (± 200 vòng/phút) cho thao tác bứng gốc cây nhanh gọn. Seri máy kiểm soát bào hành tiện lợi bằng kích hoạt tem bảo hành điện tử được bảo hành toàn quốc tại các đại lý hoặc các hệ thống nhượng quyền Oshima trên toàn quốc.
- Thiết kế chuyên dụng bứng cây.
- Cấu tạo gọn nhẹ, thao tác linh động, tính cơ động cao.
- Thường dùng bứng bầu cây vào chậu ở những vùng chuyên canh hoa mai, đào, cây cảnh.
- Có thể cắt rễ lớn nếu gặp phải.
- Lưỡi cắt sắc bén, không gỉ sét.
- Lọc gió bằng dầu dài giúp máy vận hành tốt trong môi trường bụi.
Máy bứng cây Oshima MBC 63 trang bị tay cầm Embrayage an toàn khi sử dụng, động cơ hộp đứng truyền lực dễ sử dụng không cần hộp số, bộ nhông truyền bằng thép hợp kim cứng chống mài mòn.
Xem thêm: Các sản phẩm máy bứng cây tại đây.
Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến giải pháp bứng và vận chuyển cây và sản phẩm máy bứng cây Oshima, hãy gọi cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ kể cả khi bạn không có nhu cầu mua sản phẩm. Bài viết trên đã tóm tắt lại toàn bộ giải pháp bứng và vận chuyển cây bằng sản phẩm mà bạn cần lưu ý. Hy vọng có thể giúp ích cho công việc của bạn.
>>>>> XEM THÊM: GIẢI PHÁP CANH TÁC CÂY XANH ĐÔ THỊ: DÙNG MÁY BỨNG CÂY OSHIMA TIẾT KIỆM SỨC LAO ĐỘNG
bình xạ phân bình xịt 3 xạ bình xịt điện bình xịt động cơ bón phân bắp chăm sóc nhà cửa chăn nuôi covid19 Công nghiệp diệt muỗi dụng cụ gieo sạ lúa giải pháp bón phân cây giải pháp phun thuốc trừ sâu hướng dẫn sửa chữa hướng dẫn sử dụng kéo tỉa cành máy bơm nước máy bứng cây máy cưa kiếm máy cưa xích điện máy cắt cỏ máy cắt sắt máy hàn máy khoan máy khoan pin máy khoan đất máy nén khí máy phun khói máy phát điện máy siết vít máy sạc cỏ máy thổi lá máy xạc cỏ máy xịt rửa máy xới đất máy đào bồn ngô nông nghiệp Oshima Phun thuốc trừ sâu phun xịt khử trùng quản lý cỏ dại xây dựng