Dâu tằm là cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, thích hợp sinh trưởng và phát triển trên nền khí hậu nhiệt đới. Dâu tằm thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, làm đẹp, bồi bổ cơ thể, làm thực phẩm, trang trí món ăn…. Mặc dù là loại cây dễ trồng nhưng muốn cho dâu tằm đạt năng suất cao thì cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tằm đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về giải pháp ngành nghề trồng dâu tằm cho bà con.
Nội dung bài viết
Kỹ thuật trồng dâu tằm
1. Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất bằng, vùng đồi có độ dốc nhỏ hơn 150. Đất dốc dưới 60, dốc cục bộ 80 thiết kế hàng thẳng song song với đường bình độ chính. Đất dốc trên 60 thiết kế hàng dâu theo đường đồng mức, làm gờ tầng, trong quá trình chăm sóc dần dần sẽ tạo thành các bậc thang hẹp để hạn chế xói mòn.
Đất được cày sâu 35-40cm trước khi trồng dâu 25-30 ngày. Những nơi mới khai hoang cần gom sạch rễ cây, cỏ dại. Sau khi cày đất và thiết kế lô thửa, tiến hành đào rãnh, rạch hàng, rộng 0,3-0,5m; sâu 0,35-0,4m và khoảng cách giữa các hàng là 1m. Vùng đồi núi chú ý rạch hàng theo đường đồng mức, vùng ven sông rạch hàng xuôi theo dòng nước chảy. Nếu trồng dâu bụi tốt nhất là đào hố kích thước 40x40x40cm, lấy đất mặt để riêng sau này đưa xuống hố trồng.
Máy máy đào bồn Oshima hỗ trợ người nông dân trong các công việc như: Làm tơi xốp đất, đào rãnh… Hoạt động với công suất lớn, giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian và sức lao động mà vẫn đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Là loại máy xới nhỏ, phục vụ hỗ trợ cho người nông dân trồng các loại cây nông nghiệp chủ yếu giúp đào xới, mở rộng 4 bờ bồn cây theo năm tuổi cây, đánh tan đất làm tơi xốp giúp cây phát triển tốt hơn.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy đào bồn Oshima tại đây.
Tùy theo chất đất tốt hay xấu mà quyết định lượng phân bón lót. Những vùng đất bạc màu cần phải kết hợp cải tạo đất trước khi trồng bằng cách bón vôi, lân, phân hữu cơ. Đối với những vùng đất nghèo dinh dưỡng lượng bón lót 15-20 tấn phân hữu cơ, phân lân nung chảy 700kg, 1 tấn vôi. Ngay sau khi đào rãnh cho phân hữu cơ, lân, vôi và một phần đất vào rãnh, trộn đều sau đó phủ thêm một lớp đất khoảng 5cm ở trên mặt và tiến hành trồng. Trong trường hợp phân chưa hoai mục, sau khi trộn phân 10-15 ngày thì mới tiến hành trồng.
Bà con có thể sửa dụng Máy xới đất Oshima để làm làm tơi đất trồng dâu tằm, đánh cỏ giúp cho đất không có mầm bệnh, không có cỏ dại, làm môi trường đất trở nên tơi xốp và thoáng hơn giúp cho đất thoát nước và giữ ẩm tốt, thay thế hoàn toàn sức lao động của con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy xới đất Oshima tại đây.
2. Trồng dâu tằm
Trồng dâu tằm bằng hom: Cắm hom xiên áp dụng với đất có tỉ lệ sét cao và đất ẩm, cắm hom xiên 450 cắm sâu ¾ chiều dài hom vào trong đất – ¼ hom trên mặt đất. Cắm thẳng đứng áp dụng đất đồi có độ ảm kém cắm hom thẳng đứng trong đất chiều dài hom được chôn trong đất chỉ chừa 1 mắt trên mặt đất.
Trồng dâu tằm bằng cây con: Thời gian trong vườn ươm thường 50-60 ngày, khi cây trong vườn ươm đạt chiều cao 40-50cm, đường kính thân đạt 0,3cm trở lên thì nhổ đem trồng. Khi đặt cây dâu không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với lớp phân bón ở rãnh, giữ cho rễ cây dâu con thẳng, không bị cuộn lại, lấp đất kín phần cổ rễ, nén chặt đất xung quanh gốc.
Chú ý: Khi lấp đất xuống rãnh chỉ lấp 2/3 chiều sâu của rãnh, sau khi đặt cây dâu xuống rãnh giữ cho cây thẳng, lấp tiếp phần đất còn lại sao cho luống dâu cao hơn rãnh 10-15cm để khi mưa không bị đọng nước ở gốc.
Thay vì dùng cuốc tạo lỗ trồng cây vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, tốn chi phí và nhân công. Oshima sẽ giới thiệu cho các bạn Máy khoan đất Oshima để cải thiện sức lao động cũng như hiệu quả công việc.
Tham khảo thêm các sản phẩm Máy khoan đất Oshima tại đây.
Kỹ thuật chăm sóc dâu tằm
Sau khi trồng 10-15 ngày, hom bắt đầu nẩy mầm, tưới nước và làm cỏ thường xuyên tránh va chạm vào cây khi làm cỏ. Sau trồng 2-3 tháng nên trồng dặm để đảm bảo mật độ, có thể trồng dặm bằng hom hoặc cây con, tốt nhất là dặm bằng cây con. Sau trồng 1 tháng bón đợt đầu tiên 150kg urê/ha, sau đó định kỳ 1-1,5 tháng bón một lần với tổng lượng cho năm thứ nhất là: 400kg urê, 600kg lân, 150 kg kali/ha.
Bà con có thể tin chọn sử dụng máy bơm nước Oshima để sử dụng cho việc bơm nước tưới tiêu cho dâu tằm, Máy bơm nước giúp chúng ta thực hiện nhiều việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm sức lao động và thời gian, dễ dàng hơn trong quy trình sản xuất.
Tham khảo thêm giá và thông tin các sản phẩm máy bơm nước Oshima tại đây.
1. Định hình cây khi hái lá
Sau trồng mới 4-6 tháng sau có thể thu hái lá nâng dần, không nên tận thu. Tỉa để mỗi gốc từ 2 -3 thân chính, thường xuyên tỉa cành cấp 2.
Sử dụng kéo tỉa cành Oshima bấm tỉa cắt ngọn cây dâu tằm một cách dễ dàng hơn, kéo có khả năng cắt tốt, độ bén và độ bền cao, dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng, nhờ vậy mà tuổi thọ cũng như hiệu quả mang lại là rất cao.
Tham khảo thêm các sản phẩm kéo tỉa cành Oshima tại đây.
2. Làm cỏ
Tùy điều kiện từng nơi có thể làm cỏ gốc 6 lần, cỏ giữa hàng 2 lần kết hợp với việc dùng thuốc trừ cỏ như: Gramoxone, Roundup,…nên phun vào lúc cỏ đang phát triển, lúc trời nắng và xới xáo gốc 1-2 lần/năm.
Máy cắt cỏ Oshima hỗ trợ tối đa công việc làm vườn của bạn. Xử lí nhanh chóng những bụi cỏ rậm rạp, giúp tiết kiệm thời gian và mảnh vườn sau khi cắt sẽ đồng đều, gọn gàng hơn.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm máy cắt cỏ Oshima tại đây.
3. Bón phân chăm sóc dâu tằm
Phân hữu cơ: Liều lượng bón dâu tằm hàng năm khoảng 15-20 tấn. Phân hữu cơ chủ yếu bón trước hoặc sau khi thu hoạch 15 ngày.
Phân vô cơ: Lượng phân nguyên chất 400kg N-160kg P2O5-160kg K2O Phân bón cho dâu tằm cần chia làm nhiều lần để tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Sau khi bón phân, nếu có điều kiện, nên tưới nước 1-2 lần để cây dễ hấp thụ.
Bình xạ phân Oshima là dòng sản phẩm theo công nghệ tiên tiến, có khả năng phun nhanh và mạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng ở những nơi canh tác với diện tích rộng lớn. Bình xịt xạ phân có chức năng phun nước, phun phân bón, gieo hạt, phun hóa chất dạng bột dạng hạt, phun phân vi sinh dạng nước,…một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công suất.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy xạ phân Oshima tại đây.
4. Đốn dâu tằm
Là biện pháp kỹ thuật để điều khiển dâu lá theo ý muốn:
- Đốn tạo hình dâu khóm: Dâu sau trồng 12 tháng đốn thân chính cách mặt đất 15-20cm, tỉa bớt cành cấp 1, giữ mỗi khóm 5-6 cành cấp 1. Sau lần đốn thứ nhất 12 tháng, đốn cành cấp 1 cách thân chính 6-6cm, mỗi cành cấp 1 có 3-4 mắt khỏe. Từ năm thứ 3 trở đi đốn cành cấp 2 cách vết đốn cũ 5-6cm. Sau 8 – 10 năm khi bộ cành cấp 1, cấp 2 và cành sản xuất già và sức nẩy mầm yếu cần tiến hành đốn trẻ lại.
- Đốn thấp hàng năm: Áp dụng đối với dâu rạch hàng, hàng năm khi dâu ngừng sinh trưởng đốn sát mặt đất hoặc bới gốc đốn dưới mặt đất 6-6cm, khi dâu nẩy mầm vun gốc trở lại.
- Đốn sát (đốn trẻ lại): Dâu sau trồng 5-10 năm thường bị già hóa phần thân cành, để dâu sinh trưởng tốt cho năng suất cao cần tiến hành đốn sát gốc trở lại sau đó tạo hình như dâu trồng mới.
- Đốn phớt, đốn lững: Áp dụng khi dâu sinh trưởng chậm, khi đốn chú ý nếu dâu lấy hom trồng mới thì chỉ đốn phớt ngọn 20cm. Nếu dâu không lấy hom thì có thể đốn lững cao 1-1,5m. Sau lần đốn này thu hoạch dâu cành và đốn thấp trở lại.
Kỹ thuật đốn:
- Chọn ngày trời mát để đốn, dụng cụ đốn tốt nhất là dùng cưa máy, tránh làm dập nát vết đốn. Nếu đốn tạo hình hoặc đốn cao chú ý tỉa bỏ sạch cành nhỏ (cành tăm), bỏ những mầm dâu đã nảy trước khi đốn để dâu sinh trưởng đều.
- Đốn lần thứ nhất cách mặt đất 10-15cm, tỉa bớt cành cấp 1, mỗi khóm giữ 4-6 cành. Các đợt đốn sau đó đốn cách vết đốn cũ 2-3cm, sau đốn 25-35 ngày tiến hành tỉa định mầm. Đồi với dâu đang tạo cành cấp 1, cấp 2 tỉa bỏ mầm yếu, mầm bệnh, giữ lại số lượng mầm để tạo tán cho cây. Đối với dâu đốn thấp chỉ tỉa bỏ mầm yếu, giữ lại tất cả những mầm có khả năng cho năng suất.
- Dâu sau trồng 10-15 năm thường bị già hóa phần thân cành. Để dâu sinh trưởng tốt cho năng suất cao cần tiến hành đốn sát gốc trở lại, sau đó tạo hình như dâu trồng mới.
- Khi dâu sinh trưởng chậm, có thể đốn phớt, đốn lững (chú ý nếu dâu lấy hom trồng mới chỉ đốn phới ngọn 20cm). Nếu dâu không lấy hom thì có thể đốn lững cao 1-1,5m, sau lần đốn này thu hoạch dâu cành và đốn thấp trở lại.
Máy cưa kiếm luôn được đánh giá là một trong số những thiết bị không thể thiếu của người làm mộc, có thể sử dụng máy để đốn dâu. Sản phẩm có thể sử dụng để cắt ngang, cắt xéo theo cạnh bên tạo hình gỗ đa dạng. Với thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và dễ dàng vận chuyển, tay nắm kiểu dáng công thái học có vùng tiện dụng ở khu vực báng mềm giúp người sử dụng giữ chắc và làm việc không mỏi.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy cưa kiếm Oshima tại đây.
5. Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Dâu tằm thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng. Sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá. Dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 10-15 %, phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn.
Cây dâu tằm bị rất nhiều loại sâu bệnh phá hoại, làm giảm năng suất, chất lượng lá. Nếu bị nặng có thể làm cây dâu tằm bị chết, lá dâu không sử dụng cho nuôi tằm được. Để phòng trừ có hiệu quả sự phát sinh và lây lan của các loại sâu bệnh hại cây dâu tằm, đảm bảo nâng cao sản lượng, an toàn cho việc nuôi tằm, cần nắm vững quy luật phát sinh, phát triển của từng loại sâu, bệnh mà áp dụng các biện pháp hữu hiệu để phòng trị kịp thời.
Bình xịt động cơ Oshima là một trong những vật dụng không thể thiếu trong công việc thực hiện phun xịt tưới cây, phun xịt thuốc trừ sâu của người nông dân, được sử dụng trong công cuộc phòng trừ sâu bệnh cho những vườn cây kiểng, vườn rau, cây ăn trái ngoài ra còn ứng dụng trong công cuộc phun xịt khử trùng như : phun xịt trong chăn nuôi và khử trùng mầm bệnh,…
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Bình xịt động cơ 2 thì Oshima tại đây.
Thu hoạch và bảo quản lá dâu tằm
Thu hoạch:
Phương pháp hái lá: Chọn lá theo đúng yêu cầu của dâu tằm, ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, giảm tỷ lệ sâu bệnh, tốn công lao động. Việc thu hái trên một lô dâu cần tập trung trong khoảng 7-10 ngày, không nên kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc vườn dâu tằm. Hái dâu cho tằm ăn tốt nhất vào 8-10 giờ sáng, không nên hái quá sớm hoặc buổi trưa.
Phương pháp thu hoạch bằng cách cắt cành: Ít tốn công lao động, làm cho tươi dâu, dễ bảo quản, làm cho khoảng cách giữa các lứa nuôi dài hơn và có thời gian để chăm sóc. Phương pháp cắt cành chỉ nên áp dụng cho những vùng đất tốt, những hộ gia đình có điều kiện thâm canh cao.
Bảo quản lá dâu:
Đối với lá dâu nuôi tằm nên xếp theo lớp và phủ vải thấm nước, dâu cho tằm lớn chất thành đống có chiều dày không quá 20cm, giữ ẩm bằng cách phủ vải thấm nước (không phủ bằng nilon), cứ 2-4 giờ đảo một lần. Phòng bảo quản lá dâu phải thoáng mát, có cửa thông gió để giảm nhiệt độ của phòng.
OSHIMA luôn cung cấp bộ giải pháp cho các ngành nghề với những ưu điểm, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, chính sách bán hàng và hậu mãi tốt hỗ trợ tối đa các nhu cầu của người nông dân với mức chi phí đầu tư thấp và hiệu quả. Ngoài ra khi mua các sản phẩm của Oshima sẽ đảm bảo các dịch vụ bảo hành chính hãng và đội ngũ sửa chữa chuyên nghiệp.
Xem thêm 2 giải pháp ngành nghề trồng dâu tằm: