Lúa là cây lương thực chính trên hầu hết các quốc gia trên Thế Giới. Do đó, năng suất là một trong những tiêu chí để xác định kết quả mùa vụ. Để đạt được năng suất cao nhà nông cần theo dõi, chăm sóc lúa thường xuyên. Đặc biệt, giải pháp bón phân lúa gieo sạ với 4 thời điểm bón phân tốt nhất cho lúa là yếu tố quan trọng để lúa cho hạt no tròn, chất lượng.
Nội dung bài viết
4 THỜI ĐIỂM BÓN PHÂN TỐT NHẤT CHO GIẢI PHÁP BÓN PHÂN LÚA GIEO SẠ
Vậy cây lúa cần bón phân vào những giai đoạn nào? Và làm thế nào để xác định lúa thiếu dinh dưỡng để bổ sung kịp thời? Cũng như bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con nông dân 4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt thắng lợi.
Phương pháp sử dụng phân bón không thể chỉ dựa vào cảm tính của nhà nông mà cần xác định rõ mục tiêu canh tác để áp dụng đúng loại và đúng lượng phân bón cho lúa. Theo đánh giá và chia sẻ của các chuyên gia ngành nông nghiệp, các thời điểm chính bón phân cho lúa như sau:
Bón lót cho lúa trước gieo sạ
Trong giai đoạn này, nhà nông cần kết hợp làm đất và bón phân trước gieo sạ 1 tuần để phân bón hòa vào đất ruộng. Bà con có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm phân đạm và kali để lót. Lưu ý đối với giống ngắn ngày nên bón nhiều kali để lúa được bổ sung sớm để kích thích đẻ nhánh. Đối với lúa cấy mạ, bà con cần bón lót khoảng ⅓ đến ⅔ lượng đạm cho ruộng.
Để đất được phục hồi hiệu quả, nhà nông nên lựa chọn loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên; kết hợp bổ sung lượng vi sinh hợp lý để dinh dưỡng trong đất phân giải nhanh chóng. Bà con có thể sử dụng loại phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNfit để bón lót trước gieo sạ. Với công thức kết hợp hai loại: 150kg phân bón vi sinh DTOGNfit + 10kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55.
Bón thúc cho lúa đẻ nhánh
Sau khi mầm rễ bám đất và bắt đầu phát triển lá mầm. Các giai đoạn bón thúc cho lúa hợp lý là thời điểm sau sạ 7 ngày; và lúa bắt đầu đẻ nhánh từ ngày thứ 15. Trong giai đoạn này lúa cần đạm để đẻ nhánh nhanh, lượng đạm bón thúc cho lúa chiếm 70% lượng đạm cả vụ. Bà con nông dân kết hợp phân đạm với phân lân để giảm độc tố cho đất, giảm phèn và chua.
Bón thúc lần 1: lúa sau sạ 7-10 ngày cần đạm để phát triển nhanh. Ngoài ra, nhà nông cũng cần bổ sung các dưỡng chất khác cho lúa như lân, kali để lúa tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 12kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 7kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.
Bón thúc lần 2: lúa bắt đầu đẻ nhánh ngày thứ 15 cần bón thúc bổ sung đạm; kết hợp các loại như lân, kali cùng các chất vi sinh khác. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 12kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 8kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.
Bón thúc đón đòng
Giai đoạn sau sạ 35 ngày với lúa ngắn ngày và sau sạ 50 ngày với lúa dài ngày là thời điểm thích hợp bón thúc đón đòng. Trong thời gian lúa đón đòng trổ quyết định năng suất cho cả mùa vụ. Bà con nên kết hợp phân đạm với phân kali để hỗ trợ lúa cứng cây. Đối với giống dài ngày, cần chú trọng lượng kali trong giai đoạn này giúp cây lúa trổ bông và nuôi hạt. Thăm đồng và đo pH đất ruộng để kiểm soát đất kiềm, đất phèn nếu gặp mưa nhiều.
Để lúa được cung cấp đủ dưỡng chất chuẩn bị nuôi hạt, nhà nông bón kết hợp đạm, lân và đặc biệt chú trọng hàm lượng kali. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 11kg NPK 17-7-17 NO2 + 7kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.
Bón nuôi hạt
Bà con nông dân có thể dùng phân bón lá từ 1 đến 2 lần. Bón phân hợp lý trong giai đoạn nuôi hạt giúp lúa khỏe mạnh, hỗ trợ tốt quá trình tích tụ tinh bột, hạt chắt, sáng bóng. Ngoài ra, kết hợp quản lý sâu bệnh trên lúa để ngăn chặn bùng phát ảnh hưởng năng suất. Vì vậy, nhà nông nên bổ sung dinh dưỡng cho lúa phù hợp, cũng như chủ động phòng trừ sâu bệnh. Lưu ý nhà nông nên bón phân nuôi hạt từ trước 25 ngày thu hoạch để hạn chế hóa chất tồn dư trên hạt.
Bón sau đòng trổ: thời điểm lúa sau sạ khoảng 50 ngày với lúa ngắn ngày; và 70 ngày với lúa dài ngày. Phân bón bổ sung cho lúa kết hợp đạm, lân, kali; để lúa được đứng vững, tạo năng lượng chuyển hóa vào hạt. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 10kg NPK 10-10-27 NO3 + 9kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.
Bón lúa đỏ đuôi: thời gian bón phân vào khoảng 75-92 ngày tùy theo giống ngắn hay dài ngày. Thời điểm này cần bổ sung kali để lúa tăng đề kháng, đứng cây, cổ bông chắc khỏe. Công thức bón phân kết hợp 3 loại: 8kg NP 10-40 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.
CÁCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BÓN PHÂN HỢP LÝ
Nhu cầu của lúa hay tính trạng của đất được biểu hiện rõ, nhà nông có thể quan sát được. Với lúa, nhu cầu dinh dưỡng thể hiện rõ qua lá lúa; bà con có thể dựa vào bảng so màu lá lúa để bón đúng phân cho lúa. Với đất trồng, bà con có thể cân bằng nồng độ trong đất bằng dụng cụ đo độ pH cho đất.
Đo pH và bổ sung phân bón cho đất ruộng
Độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của đất. Đối với canh tác nông nghiệp, độ pH đặc biệt ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng cây trồng.
Phạm vi pH tối ưu thích hợp cho lúa phát triển từ 5 đến 7.
Đất phèn có độ pH <5 có tính axit rất mạnh. Axit trong đất làm hạn chế phát triển và suy giảm chức năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ. Hơn thế, cây lúa trồng trên đất phèn thường thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ, phospho, kali, calci và magnesi.
Đất kiềm có độ pH >7. Trong đất kiềm chứa nhiều Canxi, Magie, Kali khó hòa tan; làm ức chế khả năng sinh trưởng của vi sinh vật có lợi; hạn chế quá trình phân giải chất dinh dưỡng. Đối với lúa trồng trên đất kiềm bị ảnh hưởng đến tỷ lệ trổ bông, lá non vàng úa, thối rễ và chết cây.
Xác định nhu cầu dinh dưỡng bằng bảng so màu lá lúa
Lúa sau sạ đến lúa phát triển lá mạ, bà con có thể dùng bảng so màu lá lúa để xác định thời điểm bón phân cho lúa; cũng như cung cấp đúng dưỡng chất cho lúa. Trước 3 thời điểm bón phân hợp lý lúa sau sạ, nông dân tiến hành đo màu lá lúa:
Xác định thời điểm bón thúc: lúa sau sạ khoảng 15 ngày
▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.
▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.
Xác định thời điểm bón thúc đón đòng: lúa sau sạ 40 ngày
▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.
▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.
Xác định thời điểm bón nuôi hạt: Khi lúa đã trổ đòng, đang vào chắc
▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.
▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.
CHÚ Ý: Ngoài đạm, cần bổ sung đủ các loại như lân, kali và các chất vi lượng khác. Nhà nông dựa vào hướng dẫn bón phân trong quy trình bón phân cho lúa để đạt năng suất cao.
PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN LÚA GIEO SẠ HIỆU QUẢ VỚI 2 THIẾT BỊ BÓN PHÂN CỦA OSHIMA
Bình xịt Oshima T-3WF
Là dòng sản phẩm bình xạ phân hay còn được gọi và dùng với những công năng khác như: máy phun lúa giống, máy phun hạt, máy rải phân bón được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, có khả năng phun nhanh và mạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng ở những nơi canh tác với diện tích rộng lớn.
Bình xạ phân Oshima còn được sử dụng như máy phun lúa giống có chức năng gieo sạ kết hợp với kỹ thuật gieo sạ lúa mùa, phun nước; phun phân bón, gieo hạt như máy phun hạt, hoặc phun hóa chất dạng bột dạng hạt, phun phân vi sinh dạng nước như máy rải phân bón…một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công suất.
Dung tích bình nước lớn, động cơ 2 thì mạnh mẽ với thiết kế bình xăng dưới tiện lợi khi tiếp nhiên liệu xăng pha nhớt 2 thì Oshima – dầu nhờn theo tỉ lệ 25 : 1 cùng với tốc độ vòng quay cao cho khả năng phun nhanh và mạnh lên đến được 11m thật dễ dàng. Dây đeo vai bản to dày và rất chắc chắn hạn chế việc đau mỏi vai trong quá trình sử dụng.
Các phụ tùng, cần phun,…kèm theo máy điều là hàng chính hãng chất lượng cao vì thế góp phần gia tăng tuổi thọ cho máy cũng như về năng suất hoạt động, nên sử dụng các phụ tùng chính hãng để sản phẩm có thể hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
- Đa chức năng : Phun hạt, phun bột, phun sương.
- Cần ga và máng bằng Inox.
- Dây đeo hiệu Oshima dày và chắc chắn.
- Ống thoát cửa phun 76mm giúp thoát hơi mạnh.
- Động cơ mạnh mẽ công suất 41.5cc, có trợ lực khởi động.
- Mâm lửa và IC có dập nổi thương hiệu OSHIMA
- Chân đế 2 lớp, dày.
- Bình phun thuốc trừ sâu bằng xăng được thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn thùng nước đúc bằng nhựa nguyên chất, sáng đẹp chống ăn mòn khi sử dụng hoá chất.
- Bộ khởi động trợ lực, mâm lửa, IC loại tốt, dây deo dày, mền mại giúp dễ vận hành, di chuyển.
- Sử dụng bình xăng con cao cấp giúp máy tiết kiệm xăng, 1 lít xăng có thể sử dụng liên tục hơn 60 phút ở ga lớn 6000 v/p, khi phun thực tế sử dụng được từ 1.5-3 giờ tùy điều kiện phun.
- Cánh quạt làm bằng hợp kim nhôm chất lượng cao cho lưu lượng gió lớn và không rung rần khi hoạt động.
- Bình nước và vỏ máy bằng nhựa nguyên sinh không hôi thối, không bị nhiễm khuẩn, bình dày chắc chắn, kín khít và chịu va đập tốt.
- Cổ bình nước bằng nhựa chịu lực PA6-GF30 kết hợp với van điều tiết Inox giúp điều khiển lượng hạt chính xác. Ngoài ra trên thân có dập nổi Logo OSHIMA và Made in Thai Lan để chứng nhận xuất sứ.
- Cổ kẹp bình nước bằng nhôm cao cấp sáng bóng có đúc nổi logo Made in Thailand. Các ống nối làm từ nhựa chịu lực, có độ dẻo và lắp ráp chính xác đảm bảo thao tác dễ dàng, không rò khí nước. Máy sử dụng bạc đạn mới, phốt, bugi có thương hiệu giúp kéo dài tuổi thọ máy.
- Xylanh được làm từ hợp kim nhôm mạ Chrome cứng chống mài mòn và được gia công chính xác, giúp máy vận hành hiệu quả và bền bỉ.
- Khung đế bằng nhựa chịu lực 2 lớp có cao su chống rung cho toàn bộ khối động cơ kết hợp với miếng đệm lưng dày, thoáng khí và chống thấm nước. Dây đeo vai 2 vai chắc chắn đi kèm với đệm vai bản rộng 60mm, dày và êm ái, phân bổ trọng lượng máy giúp cho người sử dụng không bị đau vai trong quá trình phun thuốc. Bình phun thuốc trừ sâu bằng xăng đi kèm bộ phụ tùng đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho việc vận hành máy.
Xem thêm: Các sản phẩm bình xạ phân tại đây.
Bình xịt động cơ Oshima T-GX25
Bình xịt động cơ Oshima là một trong những vật dụng không thể thiếu trong công việc thực hiện phun xịt tưới cây, phun xịt thuốc trừ sâu của người nông dân, được sử dụng trong công cuộc phòng trừ sâu bệnh cho những vườn cây kiểng, vườn rau, cây ăn trái ngoài ra còn ứng dụng trong công cuộc phun xịt khử trùng như : phun xịt trong chăn nuôi và khử trùng mầm bệnh,…
Được thiết kế nhỏ gọn tiện lợi dễ dàng vận chuyển nhưng dung tích lên đến 25l vừa tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng trong công cuộc phun xịt vừa đảm bảo năng suất khi làm việc và tiết kiện thời gian. Bình xịt động cơ có vỏ bình dày làm từ nhựa nguyên chất, tay cầm thiết kế tiêu chuẩn theo nhu cầu sử dụng của người nông dân chống trượt, cứng cáp.
Dây dẫn và dây đeo chắc chắn được quan tâm nhiều trong quá trình sản xuất vì phải đáp ứng được tiêu chuẩn về áp lực cũng như độ dẻo dai. Bình xăng dưới tiện lợi khi tiếp nhiên liệu xăng pha nhớt 2 thì Oshima – dầu nhờn theo tỉ lệ 25 : 1. Các phụ tùng, cần phun,…kèm theo máy điều là hàng chính hãng chất lượng cao vì thế góp phần gia tăng tuổi thọ cho máy cũng như về năng suất hoạt động, nên sử dụng các phụ tùng chính hãng để bình xịt động cơ có thể hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
Thông số kỹ thuật
- Động cơ: Honda Gx35 4 thì
- Công suất ra: 1.3Hp
- Bình xăng con: màng bơm
- Áp lực đầu phun tối đa (Kgf/cm2): 25-35
- Dung tích bình nước: 25L
- Dung tích bình nhiên liệu: 1L
- Bơm vuông: bằng Đồng
- Khoảng cách phun 7m
- Trọng lượng 12kg
- Made in Thailand
Ưu điểm bình xịt động cơ
- Bơm vuông bằng đồng, chống rỉ sét.
- Lọc rác chống lắc
- Chân đế 2 lớp
- Tay nắm và van bi bằng đồng
- Động cơ mạnh mẽ, bộ nòng 34mm.
- Vỏ bình nhựa nguyên chất.
- Bộ khởi động có trợ lực, khởi động máy nhẹ nhàng.
Phụ kiện bình xịt
- Cần phun 3 béc inox + cần phun
- Lọc rác chống lắc
- Dây đeo
- Dây nước
- Bộ phốt bơm
- Tay cầm van bi
- Lọc rác đế bình
- Bình pha xăng
- Nắp bình nước
- Khóa mở bugi
Xem thêm: Các sản phẩm bình xịt động cơ tại đây.
Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến giải pháp bón phân lúa gieo sạ và các sản phẩm Oshima, hãy gọi cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ kể cả khi bạn không có nhu cầu mua sản phẩm. Bài viết trên đã tóm tắt lại toàn bộ giải pháp bón phân lúa gieo sạ bằng sản phẩm mà bạn cần lưu ý. Hy vọng có thể giúp ích cho công tác nuôi trồng của bạn.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> XEM THÊM: GIẢI PHÁP GIEO SẠ LÚA: TRỌN BỘ THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA
bình xạ phân bình xịt 3 xạ bình xịt điện bình xịt động cơ bón phân bắp chăm sóc nhà cửa chăn nuôi covid19 Công nghiệp diệt muỗi dụng cụ gieo sạ lúa giải pháp bón phân cây giải pháp phun thuốc trừ sâu hướng dẫn sửa chữa hướng dẫn sử dụng kéo tỉa cành máy bơm nước máy bứng cây máy cưa kiếm máy cưa xích điện máy cắt cỏ máy cắt sắt máy hàn máy khoan máy khoan pin máy khoan đất máy nén khí máy phun khói máy phát điện máy siết vít máy sạc cỏ máy thổi lá máy xạc cỏ máy xịt rửa máy xới đất máy đào bồn ngô nông nghiệp Oshima Phun thuốc trừ sâu phun xịt khử trùng quản lý cỏ dại xây dựng