Oshima xin chia sẻ top 3 loại bệnh gia súc thường gặp và Giải pháp khử trùng chuồng nuôi hiệu quả
Nội dung bài viết
TOP 3 LOẠI BỆNH GIA SÚC THƯỜNG GẶP
1. BỆNH LỠ MỒM, LONG MÓNG
Nguyên nhân sinh ra căn bệnh này là do 7 typ virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3 là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh. Theo Tổ chức Thú y thế giới, đây là bệnh dịch xếp đầu tiên trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật.
Với các triệu chứng như sau:
- Bệnh thường không biểu hiện ngay mà có thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày
- Sốt cao [< 40ºC], giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ. Giai đoạn đầu của bệnh, gia súc đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì gia súc không đứng được và thường nằm
- Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng
- Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám
- Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, đi lại khó khăn
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh lở mồm long móng trên gia súc
2. BỆNH TIÊU CHẢY – TOP 2 BỆNH GIA SÚC PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Nguyên nhân bệnh này chủ yếu từ môi trường, căn bệnh gia súc này khiến nhiều nông dân băn khoan vì chưa có giải pháp nào giải quyết triệt để căn bệnh này. Điều kiện môi trường ẩm, ô nhiễm, cao điểm những tháng vào mùa mưa là điều kiện cho mầm bệnh như vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn, nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh gặp nhiều ở gia súc khi nhỏ, do mẫn cảm với mầm bệnh và thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường nuôi.
Một số biểu hiện của căn bệnh mà người dân chưa biết:
- Khi bị bệnh, gia súc uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn
- Tiêu hóa bị rối loạn, đầu tiên phân sệt sau đó vài ngày ỉa chảy nặng, có mùi tanh
- Trường hợp bệnh nặng xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc ruột
Xem thêm: Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh tiêu chảy do virus ở gia súc
3. KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU – CĂN BỆNH GIA SÚC ĐÁNG BÁO ĐỘNG
Tác nhân gây bệnh là nguyên sinh động vật, kích thước nhỏ, ký sinh trong máu của nhiều loại gia súc, phá hủy hồng cầu gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, sức khỏe suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai. Bệnh lây truyền gián tiếp qua ký chủ trung gian là các loài ve, ruồi… các loài côn trùng này hút máu gia súc bệnh lan truyền sang gia súc khỏe.
Khi mắc bệnh, gia súc sốt cao kéo dài, thường không theo quy luật:
- Với những biểu hiện thần kinh như mất thăng bằng, quay cuồng, run rẩy từng cơn, sùi bọt mép.
- Nếu nặng hơn mắt đỏ ngầu, húc đầu vào tường, phá chuồng, lồng lộn.
- Niêm mạc mắt, mũi, miệng nhợt nhạt, hoàng đản.
- Gia súc cho sữa giảm sản lượng sữa hoặc ngừng tiết sữa.
- Trâu, bò bệnh thường đi tiêu chảy kéo dài, gầy ốm, suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt sức.
GIẢI PHÁP KHỬ TRÙNG CHUỒNG NUÔI – GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
Một số phương pháp phòng – chữa bệnh gia súc hiện nay:
- Đầu tiên phải giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cho ăn thức ăn mềm uống nước sạch.
- Vệ sinh các vết loét tránh bị nhiễm trùng: có thể dùng thuốc tím, phèn chua, nước ép chanh khế.
- Với vết loét ở chân cho rửa sạch sẽ móng sau đó cho ngâm với sulfat đồng (CuSO4) hoặc phèn chua.
- Đối với con vật bị nặng có thể dùng các loại thuốc để tăng sức đề kháng, trợ tim cũng như kháng viêm kháng sinh toàn thân để tăng hiệu quả điều trị
Bên cạnh các biện pháp y học cổ truyền, vận dụng sự phát triển của y học và công nghệ hiện đại ngày nay, sản phẩm bình xịt điện Oshima là giải pháp khử trùng chuồng nuôi giúp tránh các vấn đề về bệnh gia súc tốt nhất hiện nay với những lý do sau:
- Thời gian sử dụng bình ắc quy có thể được sử dụng liên tục trong khoảng 6 – 8 tiếng. Với khoảng thời gian này chúng ta có thể phun lên tới 30 bình, mang lại năng suất cao.
- Máy được lắp đặt một rơ le áp suất tự động. Khi bạn không phun thuốc nữa máy sẽ tự động ngừng hay có thể tạm ngưng lại để chuyển hướng phun.
- Trong quá trình sử dụng chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được tốc độ phun thuốc của mình nhanh hay chậm, liều lượng thuốc có thể nhiều hay ít.
- Bình xịt điện có công suất phun gấp 10 lần phun bằng bình phun thuốc bơm tay. Có thể điều chỉnh áp suất phun 40kg/cm2. Có thể điều chỉnh dạng phun sương hoặc phun tia, độ phun thuốc ổn định.
- Máy dùng động cơ chạy điện cho năng suất phun cao, chất lượng phun thuốc tốt, có hiệu quả kinh thế cao ở những vùng có quy mô sản xuất lớn.
- Sử dụng bình xịt điện đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, không có khí thải giống như các dòng máy sử dụng xăng, dầu.
Xem thêm GIẢI PHÁP KHỬ TRÙNG CHUỒNG NUÔI:
GIẢI PHÁP KHỬ TRÙNG CHUỒNG NUÔI: TOP 3 VẬT DỤNG CẦN THIẾT
Giải Pháp Khử Trùng Chuồng Nuôi Bằng Vôi Bột: Nguyên Tắc, Dụng Cụ Và Quy Trình Khử Trùng