Thanh long là loài cây nhiệt đới được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và rải rác ở một số tỉnh khác. Thanh long là loại cây có giá trị kinh tế cao thế nên muốn năng suất cây trồng chất lượng cần phải có kỹ thuật trồng thanh long đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về kỹ thuật trồng thanh long.
Nội dung bài viết
1. Chuẩn bị đất trồng thanh long
Vùng đất cao (như Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai): Phần lớn ở các tỉnh này là đất xám bạc màu, đất cát pha hoặc đất núi, đất dốc dễ xói mòn, rửa trôi nên cần phải bón nhiều phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) để cải tạo đất. Chuẩn bị đất bao gồm cắm cọc, đào lỗ, xuống trụ. Sau khi chôn trụ xong, đào quanh trụ sâu 20 cm, rộng 1,5 cm; bón lót phân chuồng, phủ đất và đặt hom.
Vùng đất thấp, nhiễm phèn (như Tiền Giang, Long An…): Đất thấp cần phải lên liếp (mô) trước khi trồng; liếp trồng phải cách mặt ruộng khoảng 40 cm để đề phòng ngập nước trong mùa mưa.
Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu róm,…
Bà con có thể sửa dụng Máy xới đất Oshima để làm làm tơi đất, đánh cỏ giúp cho đất không có mầm bệnh, không có cỏ dại, làm môi trường đất trở nên tơi xốp và thoáng hơn giúp cho đất thoát nước và giữ ẩm tốt, thay thế hoàn toàn sức lao động của con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức.
Ưu điểm vượt trội của máy xới đất Oshima:
- Động cơ 7HP hộp đứng truyền lực dễ sử dụng không cần hộp số.
- Bộ nhông truyền dập nổi thương hiệu Oshima, làm từ thép hợp kim cứng chống mài mòn.
- Lọc gió bằng dầu và dài giúp máy vận hành tốt trong môi trường nhiều bụi bẩn.
- Bình xăng con tốt giúp tiết kiệm nhiên liệu.
- Bình chứa nhiên liệu có cấu tạo đặc biệt giúp không tắt máy do thiếu xăng khi leo dốc.
- Tay cầm Embrayage an toàn khi sử dụng.
- Đa ứng dụng : xới đất, lên luống, làm cỏ, cày, bừa,…
Máy xới đất Oshima với cấu trúc máy đơn giản có thể tháo rời từng chi tiết để cất giữ khi không sử dụng, khung sườn chắc chắn có thể chịu lực lớn, tay cầm di chuyển lên, xuống, trái, phải tùy thích. Lưỡi xới rất sắc bén và có độ bền cao cũng như khả năng chống gỉ sét tốt, nắp bình nhiên liệu bằng kim loại: Chắc chắn và kín, giúp không bị rò rĩ nhiên liệu khi nghiêng máy sang 1 phía. Máy có bánh xe đẩy nhẹ nhàng khi di chuyển trên các địa hình khó khăn.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy xới đất Oshima tại đây.
2. Trụ trồng
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay, trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất với kích thước: cạnh vuông từ 12 – 15 cm, cao 1,6 – 2,0 m, chôn sâu 0,4 – 0,5 m (tuỳ thuộc vào vùng đất), chiều cao từ mặt đất đến đỉnh trụ từ 1,2 – 1,5 m, phía trên có 2 – 4 thanh sắt đua ra ngoài 20 – 25 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long sau này.
Thay vì dùng cuốc tạo hố rồng cây vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, tốn chi phí và nhân công. Oshima sẽ giới thiệu cho các bạn Máy khoan đất Oshima để cải thiện sức lao động cũng như hiệu quả công việc.
Ưu điểm vượt trội của Máy khoan đất Oshima:
- Động cơ 52cc mạnh mẽ và chất lượng cao.
- Hộp nhông truyền với bánh răng bằng thép, tuổi thọ cao.
- Bộ khung dày dặn, chắc chắn.
- Tay cầm được bọc nhựa dễ sử dụng.
Máy khoan đất Oshima có khung máy chắc chắn, động cơ mạnh mẽ, chất lượng cao giúp khoan lỗ trồng cây trên nhiều bề mặt đất khác nhau dễ dàng. Máy lớn, bộ tay ga áp dụng cho 2 người dùng làm tăng hiệu quả cao trong công việc khoan.
Tham khảo thêm các sản phẩm Máy khoan đất Oshima tại đây.
3. Thời vụ trồng thanh long
Thường trồng vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch. Những nơi thiếu nguồn nước tưới như Bình Thuận, Vũng Tàu, An Giang nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch) nhưng phải chú ý đến việc chuẩn bị hom giống từ trước do lúc này cây đang ra hoa và mang quả, không thể lấy hom trực tiếp được.
4. Chuẩn bị hom giống
Cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau: Tuổi cành trung bình từ l – 2 năm tuổi trở lên, chiều dài hom tốt nhất là từ 50 – 70 cm; hom mập, có màu xanh đậm, không có khuyết tật, sạch sâu bệnh; các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 – 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
5. Mật độ và khoảng cách
Thanh long là cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng, cần trồng ở mật độ thưa, từ 900 – 1.100 trụ/ha (cây cách cây 3,0 – 3,5 m; hàng cách hàng 3,0 – 3,5 m) đảm bảo cho việc đi lại, chăm sóc thuận tiện.
6. Cách trồng thanh long
Đặt 4 hom quanh 4 phía của trụ, cao hơn mặt đất 0,5 cm để tránh thối gốc. Áp phần phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ để sau này hom ra rễ bám nhanh vào trụ. Dùng dây nilông hoặc dây vải buộc nhẹ hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, sau đó tưới nhẹ và tủ rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.
Xem thêm: Giải pháp kỹ thuật chăm sóc thanh long