Sau khi lựa chọn đất phù hợp và giống cây mía tốt, tiếp theo cũng ta cần làm đó là trồng và chăm sóc cây mía. Muốn cho cây mía phát triển tốt, chúng ta cần phải trang bị cho mình những máy móc, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía hiệu quả. Oshima xin chia sẻ cho bà con giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía.
Nội dung bài viết
Các bước trồng và chăm sóc cây mía đạt năng suất cao:
1. Thời vụ, mật độ và cách trồng cây mía
Thời vụ:
- Trung du miền núi phía bắc: 1/1 -30/4 (phụ 1/9-30/11)
- Bắc Trung Bộ: 1/1-30/04 (phụ 1/10-15/12)
- Duyên Hải Nam trung Bộ: 1/1-1/3 (phụ 1/6-30/8)
- Tây Nguyên : 1/10-30/11 ( phụ 1/5 – 30/6)
- Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6)Tây Nam Bộ 1/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)
Mật độ: Tuỳ điều kiện đất đai và loại giống mía để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3 mắt), tương đương 8 – 10 tấn giống/ha.
Khoảng cách hàng: Tùy việc canh tác thủ công hoặc bằng máy để bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8 – 1,2 m (canh tác thủ công), hoặc hàng kép từ 1,2 – 1,8m x 0,6 – 0,4m (canh tác bằng máy).
Cách trồng: Đặt hom theo rãnh hàng đơn (cách nhau 1 m) hoặc hàng kép (1,4m), phủ kín đất 3 – 5 cm (vụ trồng phụ) hoặc 7 – 10 cm (vụ trồng chính). Đất khô cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính nếu có điều kiện nên tưới ẩm sau khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho cây mía.
2. Cách chăm sóc cây mía
1. Đối với mía tơ:
a. Trồng dặm:
– Khoảng 15-25 ngày sau khi trồng, hoặc thu hoạch vụ trước cây mía sẽ có 1-2 lá thật và nếu thấy mất khoảng > 0,8m thì phải trồng dặm (nên trồng dặm vào buổi chiều hoặc khi thời tiết râm mát).
– Kỹ thuật dặm: Đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, đặt cây dặm và lấp kín gốc, khi dặm đất phải đủ ẩm, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, lèn chặt gốc cây dặm. Nếu có điều kiện cần tưới ngay sau khi dặm.
b. Bón phân cho cây mía:
Lượng phân bón cho 1 ha mía:
- Vôi: Đất trồng mía có pHdưới 5, cần bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với lượng từ 800 – 1.000 kg/ha.
- Phân hữu cơ: 10 – 20 tấn (phân chuồng, phân rác, bã bùn, tro,…) hoặc thay thế bằng 1 – 3 tấn phân hữu cơ vi sinh.
- Phân hoá học: Tùy theo loại đất, vụ mía và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình cho vụ mía tơ.
- Lượng phân bón cho mía gốc tăng hơn mía tơ từ 10 – 20%.
- Khi bón phân đơn hoặc phân NPK hỗn hợp, cần quy đổi hàm lượng N, P2O5, K2O tương đương với tỷ lệ nêu trên. Tuỳ theo mức độ thâm canh để đạt được năng suất mía khác nhau mà bón với lượng khác nhau. Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh nên bón bổ sung các phân có chứa trung và vi lượng như sắt, man-gan và ma-nhê.
Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải xử lý mối và bọ hung thì bón thêm thuốc trừ sâu được phép sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 – 3 cm rồi mới đặt hom.
- Bón thúc lần 1 (thúc đẻ): Khi mía 4 – 5 lá, bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.
- Bón thúc lần 2 (thúc lóng): Khi mía 9 – 10 lá (khi mía có 1 – 2 lóng), bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Nếu đất khô hạn hoặc nhiễm phèn mặn thì nên bón bổ sung thêm 1 lần qua lá.
Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm. Phân được rải đều dọc theo hàng cây mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
Bình xạ phân Oshima là dòng sản phẩm theo công nghệ tiên tiến, có khả năng phun nhanh và mạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng ở những nơi canh tác với diện tích rộng lớn. Bình xịt xạ phân có chức năng phun nước, phun phân bón, gieo hạt, phun hóa chất dạng bột dạng hạt, phun phân vi sinh dạng nước,…một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công suất.
Dây đeo vai bản to dày và rất chắc chắn hạn chế việc đau mỏi vai trong quá trình sử dụng. Các phụ tùng, cần phun,…kèm theo máy điều là hàng chính hãng chất lượng cao vì thế góp phần gia tăng tuổi thọ cho máy cũng như về năng suất hoạt động, nên sử dụng các phụ tùng chính hãng để sản phẩm có thể hoạt động trong điều kiện tốt nhất
Ưu điểm vượt trội của bình xạ phân Oshima:
- Đa chức năng : Phun hạt, phun bột, phun sương,
- Cần ga và máng bằng Inox.
- Dây đeo hiệu Oshima dày và chắc chắn.
- Ống thoát cửa phun 76mm giúp thoát hơi mạnh.
- Động cơ mạnh mẽ công suất 41.5cc, có trợ lực khởi động.
- Mâm lửa và IC có dập nổi thương hiệu OSHIMA
- Chân đế 2 lớp, dày.
Tham khảo thêm giá và thông tin sản phẩm Máy xạ phân Oshima tại đây.
c. Tưới tiêu nước:
Chỉ tiến hành tưới nước bổ sung cho cây mía vào giai đoạn khô hạn kéo dài. Đặc biệt là giai đoạn mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn lóng.
Phương pháp tưới: Tùy điều kiện, có thể áp dụng các phương pháp tươi nước cho mía phổ biến như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới tràn…
Lượng nước tưới: 40-50mm/lần tưới, tương đương 400-500 m3/ha/lần tưới
Tưới 1-2 lần/tháng
Tiêu nước: Cây mía cần nhiều nước nhưng chịu úng rất kém đặc biệt thời kì cây con và vươn lóng. Để tránh bị úng , ruộng trồng mía phải bằng phẳng, thiết kế hệ thống tưới tiêu ngay sau khi trồng, xung quanh ruộng cần có rãnh, mương đầu nối với hệ thống thoát nước tránh bị đọng sau khi mưa to.
Bà con có thể tin chọn sử dụng Máy bơm nước Oshima để sử dụng cho việc bơm nước tưới tiêu cho cây mía, Máy bơm nước giúp chúng ta thực hiện nhiều việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm sức lao động và thời gian, dễ dàng hơn trong quy trình sản xuất.
Máy hoạt động êm ái, dễ nổ, độ ồn thấp, máy bơm có lưu lượng nước bơm lớn dễ dàng đáp ứng nhu cầu công việc, sử dụng động cơ 4 thì chạy xăng mạnh mẽ, độ bền cao, máy có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ.
Ưu điểm vượt trội của máy bơm nước Oshima:
- Sử dụng động cơ Oshima chất lượng cao
- Bộ bơm dập nổi hiệu Oshima
- Khung thép cứng và thiết kế đẹp
- Sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan
Tham khảo thêm giá và thông tin các sản phẩm Máy bơm nước Oshima tại đây.
d. Chăm sóc mía thủ công hoặc bằng cơ giới:
Nơi có diện tích lớn, tập trung, ruộng bằng phẳng, có điều kiện cơ giới có thể xới để đất tơi xốp, thoáng khí, giúp cây mía sinh trưởng tốt.
- Lần 1: Khi mía kết thúc mọc mầm (sau trồng hoặc sau thu hoạch vụ trước 30-40 ngày).
- Lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (sau trồng hoặc sau thu hoạch 60-80 ngày).
Chỉ dùng máy xới khi đất đủ ẩm, xưới giữa 2 hàng mía cách gốc mía khoảng 20 cm.
e. Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh:
– Cần tiến hành làm cỏ sớm, Đặc biệt là ở giai đoạn mía <4 tháng tuổi, phải đảm bảo ruộng mía luôn sạch cỏ dại.
– Biện pháp thủ công: Có thể dùng cuốc, bằng tay, trâu bò cày xới giữa hàng để diệt cỏ.
Máy cắt cỏ Oshima hỗ trợ tối đa công việc làm cỏ cho vườn trồng cây mía của bạn. Xử lí nhanh chóng những bụi cỏ rậm rạp, giúp tiết kiệm thời gian và mảnh vườn sau khi cắt sẽ đồng đều, gọn gàng hơn.
Máy thiết kế nhỏ gọn đeo vai tiện dụng, dễ dàng di chuyển và điều khiển hướng cắt với tay cầm chữ U. Cần máy làm bằng chất liệu Aluminium rất dày và cứng cáp, độ dài vừa tầm với tiêu chuẩn cho bạn một tư thế đứng thoải mái nhất. Bình xăng được lắp phía dưới của động cơ, sử dụng màng bơm giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
Ưu điểm vượt trội của máy cắt cỏ Oshima:
- Sản xuất tại nhà máy Honda Thái Lan.
- Động cơ Honda 4 thì bên bỉ, dễ sử dụng, vận hành êm ái.
- Cần giảm rung tốt hơn các dòng Honda sản xuất tại TQ.
- Động cơ, cần và các linh kiện nhập khẩu nguyên bộ từ Thái Lan.
Xem thêm thông tin các dòng máy cắt cỏ Oshima tại đây.
– Biện pháp hóa học:
- Ngay sau khi trồng: nếu đất có nhiều cỏ có thể phùn trong các loại thuốc tiền này mầm như: Mizin 80WW (3-6 kg/ha). Dual gold 906EC90,5-0,6 l/ha) tiến hành phun phủ cả ruộng, trong phạm vi từ 2-5 ngày sau khi trồng. Chú ý đất phải đủ ẩm khi phun.
- Giai đoạn 30-40 ngày sau trồng có thể sử dụng các loại thuốc diệt cỏ được khuyến cáo để phun giữa các hàng mía (tránh phun vào ngọn và lá mía).
- Giai đoạn 2-4 tháng sau trồng. Nếu xuất hiện cỏ nhiều do làm cỏ không kip hoặc do trước đó khồng trừ cỏ, có thể sử dụng thuốc trừ có tiếp xúc.
Sử dụng bình xịt điện Oshima để phun thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ cho cây mía, với khoản cách phun lớn đem đến hiệu suất cao trong công việc, đồng thời còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đảm bảo sức khỏe của bạn khỏi các chất hóa học khi tiếp xúc trong thời gian dài.
Bình đeo lưng có trọng lượng nhẹ dễ dàng thao tác sử dụng cũng như vận chuyển, dây đeo chắc chắn, thiết kế đệm lưng khiến cho người sử dụng trong quá trình làm việc được cảm thấy thoải mái phun xịt trong thời gian dài. Bên cạnh đó máy cũng đi kèm nhiều đầu phun và phụ kiện để bạn có thể thay lắp và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Miệng bình lớn cho phép đổ nước vào dễ dàng và tiện lợi.
Ưu điểm vượt trội của bình xịt điện Oshima:
- Bình nước nhựa nguyên chất, dầy, nặng 1,5 Kg, có dập nổi thương hiệu Oshima.
- Bộ Bơm 4,6 lít / phút
- Ắc-quy sử dụng được 5h liên tục, bộ sạc cơ.
- Tay bóp inox cao cấp
- Cần rút inox đầu roen đồng.
- Đệm lưng massage.
- Lọc rác nhựa, sâu 128mm giúp hoá chất xuống bình nhanh hơn.
- Dây đeo vai rộng 45mm mềm mại, chắc chắn, có lớp đệm rộng 70mm tạo cảm giác nhẹ nhàng và êm khi mang vác.
- Dây nước hiệu Oshima No.1 có thể nối dài.
- Có tem chứng nhận Hợp chuẩn hợp quy (CR)
Tham khảo thêm các sản phẩm Bình xịt điện Oshima tại đây.
2. Đối với cây mía gốc:
Chỉ lưu gốc những ruộng mía có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, tỷ lệ mất khoảng < 20%.
Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao; loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước.
Thu hoạch khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá cây mía; gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tạo khoảng cách phòng chống cháy.
Thu hoạch khi đất đủ ẩm cần gom ngọn, lá mía từng hàng xen kẽ, kết hợp dùng trâu, bò cày xả hai bên luống để làm đứt các rễ già và xới vun luống, hoặc gom ngọn lá, mía cách 2 hàng kết hợp cày xả và xới vun luống bằng cơ giới, sau đó phủ ngọn lá mía trở lại toàn bộ mặt ruộng. Sau khi cày xả tiến hành bón phân lần 1 cho ruộng mía gốc với 100% phân lân phối trộn với 100% phân hữu cơ, 1/3 lượng phân đạm và 1/2 lượng phân kali, sau đó mới vun xới luống.
Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc mía gốc ban đầu như trên và khi thấy mía tái sinh đều, cần tiến hành kiểm tra và dặm những chỗ mất khoảng 0,8 m. Phương thức dặm tương tự như ở vụ mía tơ, nhưng phải lưu ý đảm bảo đủ ẩm cho bụi mía sau khi trồng dặm.
Lượng phân và cách bón phân cho ruộng mía gốc:
- Lượng bón: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp.
Kỹ thuật bón:
- Lần 1: Sau thu hoạch khoảng 1 tháng (đối với đất chủ động tưới) hoặc đầu mùa mưa (đối với canh tác nhờ nước trời): Bón 100% lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.
- Lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng hoặc sau lần thúc 1 khoảng 40-60 ngày, bón 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.
Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh thực hiện tương tự vụ mía tơ.