Lúa là một trong năm loại lương thực chính của thế giới, cùng với bắp, lúa mì, sắn, khoai tây. Ngoài việc sử dụng làm lương thực, gạo và các sản phẩm phụ khác còn được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Là một nước nông nghiệp với nguồn nhân lực dồi dào, và khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển, Việt Nam xuất sắc trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu Gạo. Sau đây, Oshima xin chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa.
Nội dung bài viết
1.Làm đất
Đất cần phải cày, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước, và tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi. Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày.
Việc sử dụng máy xới đất OSHIMA XDX1-T sẽ giúp cho bà con tiết giảm chi phí, nhân công, hiệu quả canh tác cao, giải phóng sức lao động, phụ nữ cũng có thể sử dụng được. sử dụng bánh lồng thay cho bánh hơi (ruộng nhiều nước), dùng lưỡi xới hoặc cày trụ xới đất ngâm nước.
Ưu điểm của sản phẩm là:
- Động cơ hộp đứng truyền lực
- Bánh đặc ruột
- Tay cầm AMAZA an toàn khi sử dụng
- Lọc gió bằng dầu và dài thuận tiện khi sử dụng
Bộ nhông truyền bằng thép hợp kim chống mài mòn
2.Chọn giống lúa
Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…
3.Gieo sạ và cấy
Bà con có thể gieo cấy; gieo sạ thẳng. Ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ nên bà con hoàn toàn có thể cơ giới hóa việc gieo sạ lúa để tiết kiệm thời gian và nhân công, tăng năng suất lúa, giúp bà con dễ dàng chăm sóc cây lúa hơn.
4.Quy trình bón phân cho cây lúa
- Bón lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng hoai và lân (vôi bột: bón trước khi sạ 15 – 20 ngày lúc cày phơi ải; phân chuồng hoai và lân bón trước khi bừa trục lần cuối).
- Bón thúc lần 1 (7 – 10 NSS): 1/3 N + 1/3 K2O
- Bón thúc lần 2 (18 – 22 NSS): 1/3 N
- Bón thúc lần 3 (38 – 45 NSS): 1/3 N + 2/3 K2O (bón khi lúa có tim đèn).
Ghi chú: – NSS: ngày sau sạ
Sử dụng phân đơn bón cho lúa để tính toán lượng phân bón cân đối phù hợp theo nhu cầu của cây. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại phân bón chuyên dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể lựa chọn bổ sung cho phù hợp
Bà con có thể sử dụng bình xạ phân Oshima 3WF-SP để bón phân cho cây. Với chức năng phun hạt, phun bột, phun sương, bình xạ phân Oshima 3WF-SP sẽ tiết kiệm thời gian và công sức, mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc bón phân cây cao su,
5.Quản lý nước
- Giai đoạn cây con (0-7 NSG): Rút cạn nước trước khi sạ, đảm bảo ruộng đủ độ ẩm.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (8-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào để bón phân lần 3.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (43-65 NSG): Thường xuyên giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.
- Giai đoạn chín (66-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
6.Phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Thời kỳ trước 40 NSS không nên phun thuốc trừ sâu. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học, nhất là các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để bảo tồn thiên địch tự nhiên trên ruộng, hạn chế bùng phát rầy nâu ở giai đoạn sau trổ.
- Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh hại và đưa ra biện pháp phòng trị hiệu quả.
- Vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, bón phân cân đối, khi cây bị bệnh ngưng bón đạm khi hết bệnh bón phân NPK và phun phân bón qua lá, không gieo sạ dày, chọn giống kháng bệnh.
7.Thu hoạch
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng.
Oshima là thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất các máy mốc công-nông nghiệp với động cơ mạnh mẽ và bền bỉ đặc biệt là có nhiều phụ tùng thay thay thế. Được biết đến với hệ thống dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Thái Lan. Oshima Đồng Nhân tự hào là nhà phân phối thương hiệu Oshima chính hãng với chất lượng và uy tín được nhiều khách hàng tin dùng.
Và hiện nay, để cùng cộng đồng tham gia phòng chống dịch COVID-19. Oshima đã cho ra chương trình trợ giá lên tới 20% tất cả các sản phẩm.
Truy cập ngay: Deals of the day – Hệ thống nhượng quyền Oshima
SẢN PHẨM BẢO HÀNH TRÊN TOÀN QUỐC
______THÔNG TIN LIÊN HỆ _______
CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT CAO HÙNG
HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG NHƯỢNG QUYỀN OSHIMA TOÀN QUỐC
ĐỊA CHỈ: 1686 VÕ VĂN KIỆT, PHƯỜNG 16, QUẬN 8, TP.HCM
WEBSITE: https://oshima.vn/
FANPAGE: https://www.facebook.com/oshimacaohung/
#oshima #congtycaohung #hethongnhuongquyenoshima #lúa
#kythuattrongcaylua #nongnghiep #mayxoidatoshima #binhxaphanoshima #covid19 #giamgia20%
Xem thêm: Canh tác cây mít và Top 5 dụng cụ hỗ trợ người nông dân